Tìm kiếm tin tức
TIẾN ĐỘ XỬ LÝ HỒ SƠ TTHC

 

Lễ Phát động hưỡng ứng tháng hành động HIV/AIDS năm 2023.
Ngày cập nhật 06/12/2023
ông Đặng Quang Khánh Phó chủ tịch UBND xã đã phát biểu khai mạc buổi lễ phát động.

Trong không khí sôi động hưởng ứng tháng hành động HIV/AIDS, xã Phong Xuân tổ chức lễ phát động với sự tham gia của ông Cao Nhật Hoàng đại diện trung tâm phòng chống bệnh tật huyện Phong Điền, TTYT huyện. Về địa phương có đồng chí Đặng Quang Khánh Phó chủ tịch UBND xã; Ông nguyễn Bá Việt PCT UBMTTQVN xã Ông Trần Văn Tín Bí thư xã Đoàn; cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các ông thôn trưởng; trưởng ban công tác mặt trận thôn; cán bộ trạm y tế, y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, y tế trường học và hơn 100 em học sinh trường THCS Phong Xuân đến dự và  hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS.

Trong không khí sôi động này, Đại diện lãnh đạo xã Phong Xuân ông Đặng Quang Khánh Phó chủ tịch UBND xã đã phát biểu khai mạc buổi lễ phát động. “Ủy ban phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã phát động Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS từ ngày 10/11 đến ngày 10/12 hàng năm. Theo đó, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2023, Việt Nam chọn chủ đề “Cộng đồng sáng tạo – Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030!”.

Vào lúc 8 giờ 00 ngày 01/12/2023 tại hội trường UBND xã Phong Xuân, Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm xã Phong Xuân đã tổ chức Lễ Phát động hưỡng ứng tháng hành động HIV/AIDS năm 2023. 

Trong không khí sôi động hưởng ứng tháng hành động HIV/AIDS, xã Phong Xuân tổ chức lễ phát động với sự tham gia của ông Cao Nhật Hoàng đại diện trung tâm phòng chống bệnh tật huyện Phong Điền, TTYT huyện. Về địa phương có đồng chí Đặng Quang Khánh Phó chủ tịch UBND xã; Ông nguyễn Bá Việt PCT UBMTTQVN xã Ông Trần Văn Tín Bí thư xã Đoàn; cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các ông thôn trưởng; trưởng ban công tác mặt trận thôn; cán bộ trạm y tế, y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, y tế trường học và hơn 100 em học sinh trường THCS Phong Xuân đến dự và  hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS.

Trong không khí sôi động này, Đại diện lãnh đạo xã Phong Xuân ông Đặng Quang Khánh Phó chủ tịch UBND xã đã phát biểu khai mạc buổi lễ phát động. “Ủy ban phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã phát động Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS từ ngày 10/11 đến ngày 10/12 hàng năm. Theo đó, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2023, Việt Nam chọn chủ đề “Cộng đồng sáng tạo – Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030!”.

1. Cộng đồng là những ai? Cộng đồng cần được hiểu rộng, bao gồm các Ban ngành, đoàn thể trung ương và địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân, các khu công nghiệp, các tổ chức cộng đồng, các cộng đồng đích: công nhân lao động, học sinh sinh viên, đặc biệt là các nhóm có hành vi nguy cơ dễ lây nhiễm HIV: Nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ, người nghiện chích ma túy, mại dâm, bạn tình của các nhóm trên. Tại sao cần phải sáng tạo trong phòng, chống HIV/AIDS? Sau 30 năm phòng, chống HIV/AIDS, có rất nhiều sáng kiến hay, mô hình hiệu quả đã được áp dụng trong truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi, trong tiếp cận dịch vụ từ dự phòng lây nhiễm HIV, can thiệp giảm tác hại đến điều trị liên quan đến HIV/AIDS. Tuy nhiên, đến giai đoạn hiện nay, có những thay đổi về các yếu tố dịch tễ HIV/AIDS, nguồn lực phòng chống HIV/AIDS, hệ thống tổ chức cơ quan chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, cùng với sự hiểu biết của người dân về HIV, sự chia sẽ đồng cảm với người nhiễm HIV và các quần thể đích được nâng lên trong sự phát triển chung của toàn xã hội thì công tác phòng, chống HIV/AIDS cũng cần có những cách tiếp cận mới, sáng tạo và phù hợp.

Chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 là như thế nào? Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cho giai đoạn tới trong đó có mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Việc xây dựng Chiến lược mới là yêu cầu cấp thiết để bảo đảm cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phòng, chống HIV/AIDS và phù hợp với tình hình mới. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đặt ra mục tiêu vào năm 2030 Việt Nam về cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS. Chấm dứt dịch bệnh AIDS không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà là khi đó AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng. Mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS là khi Việt Nam đạt được các tiêu chí sau: - Số người nhiễm HIV được phát hiện mới đạt mức dưới 1.000 trường hợp/năm (Hiện nay >10.000 trường hợp/năm). - Tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 1,0/100.000 dân (Hiện nay, ước tính 3,5 người/100.000 dân) - Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% (Hiện nay 6%).

2. Tình hình dịch HIV tại Việt Nam Theo số liệu 8 tháng đầu năm 2023 của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 249.000 người nhiễm HIV, trong đó có khoảng 230.000 người nhiễm HIV đã được phát hiện và đang còn sống. Trong những năm qua, với những nỗ lực triển khai toàn diện và hiệu quả các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã giảm hơn 2/3 số người nhiễm mới và số người tử vong do HIV/AIDS so với 10 năm trước đây. Tuy nhiên, đại dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, nguy cơ quay trở lại còn cao. Trong số liệu giám sát phát hiện hàng năm, nhiễm HIV đang được trẻ hóa nhanh và đường lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ tình dục đồng giới nam. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2021, tỷ lệ hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV ở nữ 15-24 tuổi chỉ chiếm 39,8%, ở nam độ tuổi này là 48,7%. Tỷ lệ có thái độ phân biệt đối xử với HIV ở nữ 15-24 tuổi là 36,6%, ở nam độ tuổi này là 39,7%. Ngay cả với các em có trình độ cao đẳng, đại học trở lên tỷ lệ hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV cũng chỉ đạt ở 39,8% đối với nữ, và 48,7% đối với nam. Như vậy, nhóm tuổi này có kiến thức, thái độ rất hạn chế so với mục tiêu đặt ra chung của người dân Việt Nam 15-49 tuổi là 80% ở cả hai chỉ số trên.

3. Tình hình dịch tễ tại tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến tháng 9/2023, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống, đang quản lý là 522 người (500 người trong tỉnh, 05 người ngoại tỉnh và 17 phạm nhân ở trại giam Bình Điền). Trong đó có 07 trẻ nhiễm dưới 15 tuổi đang điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế. Trung bình trong tỉnh mỗi năm phát hiện khoảng 50-60 người nhiễm mới. Năm 2021 do ảnh hưởng tình hình dịch COVID-19, số lượng phát hiện nhiễm HIV/AIDS giảm hơn so với các năm, đến năm 2022 và 2023 số lượng ca nhiễm gia tăng trở lại. Số tử vong có xu hướng giảm, trung bình mỗi năm khoảng 7 người. Chất lượng điều trị ngày càng được nâng cao nên giúp giảm đi số tử vong qua các năm và một số tử vong do các nguyên nhân khác không liên quan đến bệnh HIV/AIDS. Nhiễm HIV chủ yếu là nam giới (70%) và độ tuổi nhiễm ngày càng trẻ hóa, dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ trên 50%. Người nhiễm được phát hiện và quản lý chiếm tỷ lệ cao nhất là Thành phố Huế (52,7%), bên cạnh đó Huyện Nam Đông đã có người nhiễm HIV mới phát hiện từ năm 2021 nên 9/9 huyện/thị xã/ thành phố của tỉnh đã có người nhiễm HIV.

Tính đến tháng 9/2023, tại huyện Phong Điền số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống, đang quản lý là 38 người, số tử vong là 30 người, số diều trị ARV: 38 người, không nhiễm mới. Tại xã Phong Xuân số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống, đang quản lý là 3 người, không có tử vong, số diều trị ARV: 3 người, không nhiễm mới.

4. Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chẩm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 Đứng trước tình hình dịch HIV/AIDS như phân tích ở trên, Bộ Y tế, Cơ quan thường trực Phòng, chống AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm đã có những văn bản đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đẩy mạnh phòng, chống HIV/AIDS ở trường học và các khu công nghiệp. Ngành y tế các tỉnh/thành phố tăng cường phối hợp với các tổ chức cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, y tế tư nhân trong việc tiếp cận quần thể đích để cung cấp dịch vụ từ dự phòng đến điều trị và chăm sóc toàn diện. Đối với các trường đại học, trung học chuyên nghiệp: các hoạt động truyền thông tăng cường cung cấp thông tin về HIV/AIDS, giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn; tác hại của ma túy; cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV ở giới trẻ thông qua các sự kiện truyền thông lớn và các buổi offline với quy mô vừa và nhỏ cần được triển khai thường xuyên hơn, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố có tình hình dịch HIV/AIDS cao như: TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương... Đối với Ngành y tế và Liên đoàn lao động các tỉnh/ thành phố, đặc biệt ở các tỉnh/thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp: cần có kế hoạch phối hợp triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS từ các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ dự phòng và xét nghiệm HIV cho công nhân, lao động nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho lực lượng lao động trước tác động của HIV/AIDS. Tăng cường các hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên các kênh thông tin, truyền thông của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các doanh nghiệp, tập trung vào một số nội dung: hiểu biết về HIV/AIDS và các biện pháp phòng tránh; tiếp cận và sử dụng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV... Tổ chức phân phát ấn phẩm truyền thông, các hội thảo, sự kiện và các hình thức truyền thông phù hợp khác về phòng, chống HIV/AIDS tại các công ty thuộc các khu công nghiệp có nhiều nam công nhân của một số tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS, đặc biệt ở các khu công nghiệp lớn. Trong những năm qua, các tổ chức cộng đồng (gồm các thành viên thuộc mạng lưới, cộng đồng người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV đã tự nguyện hợp lực với nhau thành các nhóm) đã tích cực và sáng tạo tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, cung cấp các dịch vụ xét nghiệm không chuyên, cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV, chuyển gửi người có hành vi nguy cơ cao đến cơ sở y tế nhận các dịch vụ HIV/AIDS như làm xét nghiệm khẳng định HIV, điều trị ARV, điều trị methadone, điều trị PrEP. Các tổ chức cộng đồng có đã đóng góp phát hiện mới hơn 50% số người nhiễm HIV, giới thiệu phần lớn khách hàng nguy cơ cao tham gia điều trị dự phòng PrEP, hỗ trợ chuyển gửi người nhiễm HIV đi điều trị sớm ARV và đặc biệt hồ trợ tuân thủ điều trị tốt, cầu nối cơ bản giữa nhân viên y tế và bệnh nhân, đóng góp vào việc giảm kỳ thị phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Các cơ sở y tế triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS đều có liên kết với các tổ chức cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, y tế tư nhân trong việc tiếp cận quần thể đích. Vai trò của đội ngũ này như cánh tay nối dài của các cơ sở y tế đặc biệt hiệu quả khi dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang tập trung chủ yếu ở các nhóm có hành vi nguy cơ như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, nghiện chích ma túy và mại dâm.

Tháng hành động bao gồm các hoạt động chủ yếu, đó là: Tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 phù hợp với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng địa phương, đơn vị; tổ chức gặp mặt, sinh hoạt, hội thảo với những người nhiễm HIV, người dễ bị tổn thương với HIV; truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV để người có hành vi nguy cơ thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm dịch vụ dự phòng, lợi ích của tư vấn xét nghiệm HIV sớm, điều trị sớm HIV/AIDS; không phát hiện = không lây truyền (K=K); điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP); lợi ích của Bảo hiểm Y tế (BHYT) với người nhiễm HIV, vận động người nhiễm HIV chủ động tham gia và sử dụng Thẻ BHYT trong khám, chữa bệnh cũng như hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong cơ sở y tế…

Có thể nói, việc Chính phủ xây dựng và ban hành Chiến lược quốc gia là sự thể hiện sự cam kết rất lớn của Việt Nam với công tác phòng, chống HIV/AIDS và với cộng đồng quốc tế. Nó cũng là sự kế thừa các nội dung của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trong các giai đoạn trước đây, đồng thời có sự điều chỉnh, cập nhật và bổ sung những nội dung mới phù hợp với tình hình hiện nay và giai đoạn 2021-2030. Nếu Việt Nam thực hiện tốt 11 nhóm giải pháp được đề ra trong Chiến lược Quốc gia, chúng ta có cơ hội để thực hiện được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. »

Với tinh thần đó, thay mặt cho thường trực UBMTTQVN xã Phong Xuân Ông nguyễn Bá Việt PCT UBMTTQVN xã phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS. Nhằm kêu gọi toàn thể cán bộ và nhân dân xã nhà tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, góp phần đảm bảo cho sự phát triển kinh tế cũng như đảm bảo sự ổn định QP-AN của xã nhà, hạn chế thấp nhất người bị nhiễm HIV/AIDS.

Về dự với với Lễ phát động ông Trần Văn Tín Bí thư xã đoàn phát biểu hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS qua đó đc nhấn mạnh một số nọi dung: “Chúng ta đều biết HIV/AIDS len lỏi đến mọi người, mọi thành phần trong xã hội không loại trừ bất cứ một ai. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đe dọa đến tính mạng của hàng chục triệu người, tác động đến sự suy thoái kinh tế của cả một đất nước. Trong những năm gần đây, con số tử vong và lây nhiễm mắc bệnh ngày càng cao, tập trung nhiều nhất lại là những người nằm trong diện độ tuổi lao động chính của xã hội và thật đáng buồn, phần lớn những người bị nhiễm là thanh niên, những người đang ở độ tuổi lao đông, học tập và cống hiến sức mình cho xã hội nhưng đã mắc phải HIV ngoài nguyên nhân bị xâm hại còn do chủ quan và thiếu hiểu biết gây ra.

 Sau phát động tại  hội trường toàn thể thành phần tham dự đã tiến hành diểu hành quần chúng từ trụ sở UBND xã đến chợ Phong Xuân sau đó kết thúc buổi diễu hành!

 

 

tntrung
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 901.770
Truy cập hiện tại 37