Tìm kiếm tin tức
TIẾN ĐỘ XỬ LÝ HỒ SƠ TTHC

 

Triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Ngày cập nhật 17/04/2019

Ngày 19/3/2019, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1523/UBND-NN về việc triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 16/3/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 113 ổ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 28 tỉnh, buộc phải tiêu hủy trên 1,1 triệu con lợn; dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.

Tại Việt Nam, tính đến ngày 18/3/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 294 xã, 62 huyện của 19 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh và Thừa Thiên Huế). Tổng số heo bệnh và tiêu hủy là 34.774 con.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại một hộ chăn nuôi thôn Hiền An, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền. Tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 05 con vào ngày 18/3/2019. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan diện rộng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cao.

Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng, Ủy ban nhân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân các huyện, thị xã và thành phố Huế, các cấp, các ngành có liên quan tiếp tục, khẩn trương triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 20/02/2019 và Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 28/02/2019, Công văn số 1189/UBND-NN ngày 06/3/2019,  Công văn số 1406/UBND-NN ngày14/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh, trong đó tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

1. Đối với địa phương có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi:

a) Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra khỏi địa bàn huyện có dịch bệnh, đặc biệt thực hiện nghiêm việc cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch theo đúng quy định của Luật Thú y.

Cơ sở chăn nuôi lợn nằm trong vùng dịch đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật còn hiệu lực đối với các bệnh khác, nếu có nhu cầu vận chuyển lợn ra khỏi phạm vi vùng dịch phải được cơ quan thú y lấy mẫu, xét nghiệmcó kết quả âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và hướng dẫn tuyến đường vận chuyển ra khỏi vùng có dịch.

b) Thành lập ngay các chốt kiểm dịch tạm thời, để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm lợn ra vào địa bàn huyện, xã, thôn có dịch; bố trí các lực lượng thú y, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn.

c) Vệ sinh, tiêu độc khử trùng ổ dịch hàng ngày và tiêu độc các phương tiện vận chuyển, con người ra vào khu vực có dịch.

d) Tăng cường giám sát phát hiện bệnh, báo cáo thông tin nhanh cho Ban chỉ đạo Chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản cấp huyện để xử lý dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lây lan rộng.

2. Đối với các địa phương chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi:

a) Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn cấp huyện; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi bệnh, chết,... thì lấy mẫu xét nghiệm bệnh và xử lý theo quy định.

b) Xem xét việc thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn cấp huyện, nhất là các huyện giáp với địa phương có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; bố trí các lực lượng thú y, công an và lực lượng liên quan tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn.

c) Chỉ đạo các Chốt kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông, đặc biệt các Chốt kiểm dịch trên trục đường giao thông từ phía Bắc vào phía Nam tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi bệnh, chết,... tiến hành lấy mẫu xét nghiệm bệnh và xử lý theo quy định.

d) Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào vùng có dịch, đi qua Chốt kiểm dịch động vật tạm thời, Chốt kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông.

đ) Giám sát phát hiện bệnh kịp thời và phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức lấy mẫu xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại các cơ sở giết mổ, buôn bán lợn và sản phẩm lợn; tại các hộ, gia trại, trang trại chăn nuôi có lợn bị bệnh, nghi bị bệnh,....

e) Tổ chức thông tin, tuyên truyền liên tục để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp xử lý đối với động vật nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

 Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút bệnh ở mọi loại lợn (lợn nuôi, kể cả lợn cảnh và lợn rừng); lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%, gây thiệt hại lớn về kinh tế; hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị; bệnh không lây sang người.

Tiếp tục tổ chức cho các hộ nuôi ký cam kết thực hiện 5 không:

- Không giấu dịch;

- Không mua bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết;

- Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết;

- Không vứt lợn chết ra môi trường;

- Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

3. Việc hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh buộc phải tiêu hủy:

Thực hiện theo nội dung tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về kết luận phiên họp thường kỳ tháng 2 năm 2019, cụ thể:

- Cấp huyện ứng trước ngân sách huyện và thực hiện các thủ tục liên quan để chi trả hỗ trợ cho chủ vật nuôi.

- Đối với lợn con, lợn thịt các loại, hỗ trợ với mức tối thiểu 80% giá trị trường tại thời điểm và tại địa phương có dịch bệnh xảy ra; đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác, hỗ trợ với mức từ 1,5 đến 2 lần so với mức hỗ trợ các loại lợn khác tại thời điểm có dịch bệnh; trong quá trình hỗ trợ phải tuân thủ các quy định khác có liên quan.

www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.441.207
Truy cập hiện tại 23