Tìm kiếm tin tức
TIẾN ĐỘ XỬ LÝ HỒ SƠ TTHC

 

xã Phong Xuân tổ chức Hội nghị triển khai Luật thực hiện dân chủ cơ sở năm 2022; Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022.
Ngày cập nhật 25/10/2023
bà Đoàn Thị Hương Giang, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện triển khai Luật

Ngày 29/9/2022 tại hội trường UBND xã Phong Xuân. Đã tổ chức Hội nghị triển khai Luật thực hiện dân chủ cơ sở năm 2022;  Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022.

Thực hiện kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2023 của UBND xã Phong Xuân về việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã năm 2023. Được sự đồng ý của Thường vụ Đảng ủy. UBND xã Phong Xuân tổ chức hội nghị triển khai Luật thực hiện dân chủ cơ sở năm 2022;  Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022.

 Về dự Hội nghị hôm nay có bà Đoàn Thị Hương Giang, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện. báo cáo viên Hội nghị.

Về dự Hội nghị có Đ/c Nguyễn Bá Lành Phó bí thư đảng uỷ - Chủ tịch UBND xã;  Đ/c Hồ Thị Kim Xuyến  - Ủy viên Thường vụ Đảng ủy – Chủ tịch UBMTTQVN xã; Về dự hội nghị còn có các Cán bộ, công chức, trưởng, phó các ban, ngành, Mặt trận và đoàn thể cấp xã; Trưởng thôn, Tổ hòa giải cơ sở, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, Chi hội trưởng Nông dân, Chi hội trưởng Hội LHPN, Bí thư chi đoàn trên địa bàn xã.

Ngày 29/9/2022 tại hội trường UBND xã Phong Xuân. Đã tổ chức Hội nghị triển khai Luật thực hiện dân chủ cơ sở năm 2022;  Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022.

Thực hiện kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2023 của UBND xã Phong Xuân về việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã năm 2023. Được sự đồng ý của Thường vụ Đảng ủy. UBND xã Phong Xuân tổ chức hội nghị triển khai Luật thực hiện dân chủ cơ sở năm 2022;  Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022.

 Về dự Hội nghị hôm nay có bà Đoàn Thị Hương Giang, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện. báo cáo viên Hội nghị.

Về dự Hội nghị có Đ/c Nguyễn Bá Lành Phó bí thư đảng uỷ - Chủ tịch UBND xã;  Đ/c Hồ Thị Kim Xuyến  - Ủy viên Thường vụ Đảng ủy – Chủ tịch UBMTTQVN xã; Về dự hội nghị còn có các Cán bộ, công chức, trưởng, phó các ban, ngành, Mặt trận và đoàn thể cấp xã; Trưởng thôn, Tổ hòa giải cơ sở, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, Chi hội trưởng Nông dân, Chi hội trưởng Hội LHPN, Bí thư chi đoàn trên địa bàn xã.

Tại hội nghị này Đ/c Nguyễn Bá Lành Phó bí thư đảng uỷ - Chủ tịch UBND xã đã phát biểu khai mạc hội nghị, tiếp sau đó bà Đoàn Thị Hương Giang, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện triển khai hai chuyên đề Luật thực hiện dân chủ cơ sở năm 2022;  Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022.

Đây là dịp để các cán bộ xã và thôn đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở thôn tiếp cận, nắm bắt các vấn đề cơ bản trong Luật thực hiện dân chủ cơ sở năm 2022;  Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022.

Trong đó có các điểm mới như sau:

1. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 bao gồm 91 điều quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Điểm mới của mục này, gồm: (i) Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền thụ hưởng của công dân về thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nghĩa vụ kịp thời phản ánh, kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; (ii) Quy định phạm vi thực hiện dân chủ đối với từng loại hình cơ sở; (iii) Quy định hình thức chế tài xử lý vi phạm đối với từng nhóm chủ thể và hành vi vi phạm.

2. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 cụ thể hóa đầy đủ phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

- Những nội dung công khai để Nhân dân biết: Các quy định liên quan đến nội dung và hình thức công khai thông tin để dân biết ở tất cả các loại hình cơ sở theo hướng cập nhật, bổ sung các quy định tương ứng trong các luật chuyên ngành như: Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản pháp luật liên quan; bổ sung những quy định cụ thể khác nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác công khai thông tin. Cụ thể, bổ sung quy định lựa chọn hình thức công khai thông tin (Điều 13); trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc công khai thông tin (Điều 14); bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu và của cơ quan, đơn vị trong việc công khai thông tin (Điều 48); bổ sung quy định về thời gian công khai (Điều 65); quy định về trách nhiệm của người đại diện có thẩm quyền của tổ chức có sử dụng lao động trong việc công khai thông tin (Điều 66). 

- Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định:

Ở cộng đồng dân cư: Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định những nội dung quy định tại Điều 15 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 bằng một trong các hình thức sau: (i) Tổ chức cuộc họp của thôn, tổ dân phố với thành phần tham dự gồm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, ban công tác Mặt trận Tổ quốc thôn, tổ dân phố, đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố (Điều 18); (ii) Phát phiếu biểu quyết, lấy ý kiến tới từng hộ gia đình (Điều 19); (iii) Trường hợp pháp luật có quy định khác về việc tổ chức toàn thể cử tri trên địa bàn, quyết định về một số nội dung cụ thể thì thực hiện theo quy định đó (Điều 17). Về tỷ lệ đồng thuận để quyết định của cộng đồng dân cư có hiệu lực thi hành, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 đã phân định rõ một số trường hợp quyết định của cộng đồng dân cư (nhất là các quyết định liên quan đến các khoản đóng góp...) được thông qua khi có 2/3 trở lên hoặc trên 50% tổng số hộ gia đình tán thành để tăng tính đồng thuận trong cộng đồng dân cư, bảo đảm hiệu lực thực hiện các quyết định của cộng đồng dân cư có khả năng thực hiện trên thực tế (Điều 21). 

Tại cơ quan, đơn vị và tại tổ chức có sử dụng lao động: Bổ sung quy định cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị (Điều 49) và các nội dung người lao động bàn, quyết định trong thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động (Điều 67). Các nội dung này được bàn và quyết định tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc hội nghị người lao động. Trường hợp không thể tổ chức hội nghị thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị, sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, quyết định việc gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị hoặc người đại diện có thẩm quyền của tổ chức có sử dụng lao động quyết định việc gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể người lao động trong tổ chức sau khi đã thống nhất với ban đại diện của tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở (Điều 68). 

- Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến: Các quy định liên quan đến nội dung và hình thức Nhân dân tham gia ý kiến ở tất cả các loại hình cơ sở phù hợp với các luật chuyên ngành có liên quan; đồng thời bổ sung các quy định về trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, tập thể Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc tổ chức thực hiện để Nhân dân tham gia ý kiến (Điều 28), trách nhiệm tham gia của Nhân dân (Điều 29); trách nhiệm của người đứng đầu của công đoàn cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện và trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc tích cực tham gia ý kiến (Điều 55); việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc (Điều 73); trách nhiệm của tổ chức có sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở trong việc tổ chức thực hiện và trách nhiệm của đảng viên, công đoàn viên, người lao động trong việc tích cực tham gia ý kiến (Điều 74). 

- Những nội dung Nhân dân kiểm tra, giám sát: Nội dung, hình thức Nhân dân kiểm tra, giám sát để phát huy được sự tham gia và vai trò của từng người dân trong việc kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức và cơ quan công quyền, phát hiện, đấu tranh với các hành vi tham nhũng, tiêu cực, phát huy dân chủ, tăng tính phản biện và sức sáng tạo của Nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo đó, người dân kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với các nội dung mà Nhân dân đã bàn, quyết định và thực hiện giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (Điều 30), của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị (Điều 56) và của tổ chức có sử dụng lao động, người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành và những người có thẩm quyền khác của tổ chức có sử dụng lao động (Điều 75). Công dân có thể trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua các hoạt động lao động, sản xuất, học tập, làm việc, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động… hoặc thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (ở xã, phường, thị trấn); thông qua hoạt động của các thiết chế đại diện (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân), qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên cũng như các tổ chức tự quản khác tại cơ sở (các Điều 31, Điều 57, Điều 76). 

- Những nội dung người dân thụ hưởng: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, người dân được Nhà nước và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật và quy định khác của pháp luật có liên quan; được thông tin đầy đủ về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định (nếu có) của chính quyền địa phương mà mình được hưởng; được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, chế độ an sinh xã hội và sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương và ở cộng đồng dân cư nơi sinh sống; thành quả đổi mới, phát triển của cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động nơi làm việc; được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng. 

3. Cơ chế bảo đảm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở

Thể chế hóa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội “làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ”, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 đã quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban công tác Mặt trận Tổ quốc ở thôn, tổ dân phố, vai trò, trách nhiệm của công đoàn, tổ chức đại diện người lao động ở cơ quan, tổ chức, đơn vị trong từng việc, từng bước, từng khâu thực hiện dân chủ một cách thống nhất, xuyên suốt (các Điều 23, Điều 28, Điều 40, Điều 45, Điều 52, Điều 55, Điều 63, Điều 70, Điều 78, Điều 82); bổ sung các quy định về trách nhiệm của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở (Điều 24, Điều 29); quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 9) và việc xử lý vi phạm pháp luật trong thực hiện dân chủ ở cơ sở (Điều 10) nhằm bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

1. Sửa đổi khái niệm bạo lực gia đình
Luật năm 2022 định nghĩa bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”
Còn tại Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 định nghĩa bạo lực gia đình như sau: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Như vậy, Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 đã bổ sung cụm từ “tình dục” vào khái niệm bạo lực gia đình.
2. Bổ sung hành vi bạo lực gia đình
Điều 3 Luật 2022 đã bổ sung thêm một số hành vi bạo lực gia đình mới như sau: Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;  Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em; Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình; Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực; Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi; Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
3. Mở rộng đối tượng bạo lực gia đình ngoài quan hệ hôn nhân
Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007, hành vi bạo lực gia đình cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Còn theo Luật 2022, hành vi bạo lực gia đình được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, Luật 2022 đã mở rộng đối tượng bạo lực gia đình ngoài quan hệ hôn nhân.
4. Bổ sung hình thức tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình
Điều 15 Luật 2022, hình thức tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình có thêm các hình thức sau: Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông; Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Bổ sung nơi tiếp nhận tin báo về bạo lực gia đình
 Ngoài các địa chỉ  tiếp nhận cũ, Điều 19 Luật năm 2022, bổ sung thêm một số nơi tiếp nhận tin báo về bạo lực gia đình: Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học; Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình. (Nội dung mới bổ sung)
6. Bổ sung biện pháp ngăn chặn bạo lực gia đình, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình
Điều 22 Luật 2022, bổ sung một số biện pháp ngăn chặn bạo lực gia đình, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình so với Luật năm 2007 như sau: Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình; Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình; Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.
7. Người có hành vi bạo lực gia đình có thể phải trồng cây, quét đường
Đây là một biện pháp ngăn chặn bạo lực gia đình, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình mới được bổ sung.
Theo Điều 33 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022, người có hành vi bạo lực gia đình có thể phải thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.
+ Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác;
+ Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.
8. Tòa án được quyền tự ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc
Điều 55 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 đã sửa đổi, bổ sung Điều 135 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Điều 135. Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 14 Điều 114 của Bộ luật này trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Như vậy, từ ngày 01/7/2023, Tòa án được quyền tự ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc.
9. Bổ sung cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình
Theo Điều 35 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022, cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình bao gồm: Địa chỉ tin cậy; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở trợ giúp xã hội; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình; Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, chúng ta có thể thấy Luật năm 2022 thể hiện rõ tính nhân văn trong các nội dung sửa đổi. Luật được tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm./.

 

 

 

 

 

 

 

tntrung
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.451.486
Truy cập hiện tại 2.339