Tìm kiếm tin tức
TIẾN ĐỘ XỬ LÝ HỒ SƠ TTHC

 

Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023
Ngày cập nhật 13/09/2023
đồng chí Lê Hoàng Linh HUV Bí thư đảng uỷ xã phát biểu chỉ đạo tại hội nghị:

 

Năm 2022 xã Phong Xuân đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của 8 đợt không khí lạnh, 05 đợt rét; 3 đợt nắng nóng; 2 đợt mưa lớn diện rộng; ảnh hưởng trực tiếp của 05 hoàn lưu bão và 02 áp thấp nhiệt đới. Trong 06 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn xã có xảy ra 4 đợt không khí lạnh, 02 đợt mưa lớn và 02 đợt nắng nóng. Trong đó, do ảnh hưởng rìa của vùng thấp ở phía Nam Trung Bộ kết hợp với không khí lạnh và đới gió Đông trên cao nên từ ngày 24/1 - 26/1 đã xảy ra đợt mưa to, mưa rất to trên diện rộng; Ngoài ra, từ ngày 14/2 - 16/2 tại trên địa bàn xã cũng xảy ra thêm 01 đợt mưa to trên diện rộng. Mưa lớn đã làm nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, ảnh hưởng công tác thu hoạch lúa và cây trồng khác vụ Đông Xuân 2022-2023 của người dân trên toàn xã.

ĐC Nguyễn Bá Lành Phó Bí thư đảng uỷ chủ tịch UBND xã báo cáo tại HNĐC Trương Như Thuyết CC ĐC XD MT Trình bày kế hoạch PCTT năm 2023

 

Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023

 

Ngày 11/9/2023 UBND xã tiến hành tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023.

Về phía lãnh đạo xã có ông Lê Hoàng Linh HUV Bí thư đảng uỷ xã; Ông Nguyễn Bá Lành Phó Bí thư đảng uỷ chủ tịch UBND xã Về dự hội nghị chúng ta hôm nay còn có các Ông, bà trong Ban thường vụ Đảng ủy, thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN xã, các thành viên Ban chỉ Huy PCTT&TKCHCN xã, các Trưởng thôn trên địa bàn xã.

          Tại Hội nghị này UBND xã đã báo cáo tổng kết công tác PCTT&TKCHCN xã năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ  năm 2023. Năm 2022 xã Phong Xuân đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của 8 đợt không khí lạnh, 05 đợt rét; 3 đợt nắng nóng; 2 đợt mưa lớn diện rộng; ảnh hưởng trực tiếp của 05 hoàn lưu bão và 02 áp thấp nhiệt đới.

Trong 06 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn xã có xảy ra 4 đợt không khí lạnh, 02 đợt mưa lớn và 02 đợt nắng nóng. Trong đó, do ảnh hưởng rìa của vùng thấp ở phía Nam Trung Bộ kết hợp với không khí lạnh và đới gió Đông trên cao nên từ ngày 24/1 - 26/1 đã xảy ra đợt mưa to, mưa rất to trên diện rộng; Ngoài ra, từ ngày 14/2 - 16/2 tại trên địa bàn xã cũng xảy ra thêm 01 đợt mưa to trên diện rộng. Mưa lớn đã làm nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, ảnh hưởng công tác thu hoạch lúa và cây trồng khác vụ Đông Xuân 2022-2023 của người dân trên toàn xã.

Về dự và chỉ đạo Hội nghị đồng chí Lê Hoàng Linh HUV Bí thư đảng uỷ xã phát biểu đánh giá tình hình và chỉ đạo: Huy động mọi nguồn lực để chủ động ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn xã, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu do thiên tai gây ra; góp phần quan trọng phát triển bền vững kinh tế - xã hội của xã.

- Tất cả các thôn, cơ quan đóng trên địa bàn xã điều phải kiện toàn, cũng cố Ban chỉ huy PCTT&TKCN của đơn vị mình. Xây dựng kế hoạch phương án PCTT&TKCN năm 2023, gửi phương án, danh sách đội  PCTT&TKCN của đơn vị mình về UBND xã trước ngày 15 tháng 9 năm 2023.

- Ở xã: Phân công các thành viên trong PCTT&TKCN phụ trách từng thôn.

- Ở thôn: Phân công các thành viên trong đội PCTT&TKCN thôn phụ trách từng xóm, cụm..,

Chuẩn bị lực lượng ứng cứu:

- Ở xã: kiện toàn đội xung kích xã bao gồm: Công an xã, Quân sự, lực lượng cán bộ, công chức xã và toàn bộ lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng tại chỗ,..

- Ở thôn: Xây dựng lực lượng ứng cứu bao gồm: Lực lượng tại chỗ, lực lượng đoàn thanh niên và các ban ngành đoàn thể của thôn; số lượng mỗi thôn từ 10-15 người trở lên.

Chuẩn bị phương tiện:

- Ở xã sử dụng vật tư, phương tiện, danh sách lực lượng lao động tại chỗ trong UBND xã (nếu cần để điều động).

- Các cơ quan đơn vị thôn rà soát các phương tiện phục vụ phòng chống bão, lũ, chú trọng các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại; hệ thống truyền thanh, phương tiện ghe, xuồng, áo phao, phao cứu sinh, máy nổ phát điện,… cân đối nhu cầu để có kế hoạch mua sắm. Phân công cán bộ quản lý phương tiện đảm bảo thuận lợi, sẵn sàng phục vụ trong trường hợp cấp thiết. Thống kê các phương tiện của nhân dân hiện có như xe cơ giới, ghe thuyền, máy cưa,… để huy động khi cần thiết.

Chuẩn bị hậu cần:

- Tài chính – Kế toán có kế hoạch kiểm tra các điểm mua bán đảm bảo bình ổn giá cả các mặt hàng, như yếu phẩm cần thiết trước và sau bão, lũ; có kế hoạch dự trữ hàng hóa (lương thực, thực phẩm, nhiên liệu,…) phục vụ công tác PCTT và  TKCN, cụ thể như: gạo, mì tôm; xăng, dầu;  nước uống... Ngoài ra hướng dẫn nhân dân chủ động dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết như lương thực, thực phẩm, nhiên liệu,… để sử dụng khi bão lũ xảy ra từ 5-7 ngày.

Rà soát các điểm dân cư, các hộ gia đình có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để tổ chức di dời và có giải pháp ứng phó.

- Công an, xã Đội, bộ phận phụ trách xây dựng: Tiếp tục tiến hành rà soát tất cả các hộ có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để sẵn sàng di dời. Xác định được nơi di dời đến như các trường học, nhà kiên cố, Trạm y tế, Trụ sở các cơ quan trên địa bàn. Cương quyết thực hiện di dời và có thể cưỡng chế di dời khi cần thiết.

Hạn chế thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp:

- Bộ phận nông nghiệp: Tập trung chỉ đạo thu hoạch nhanh gọn lúa, sắn, hoa mùa, thủy sản những vùng bị thấp trũng hay ngập úng, hướng dẫn nhân dân phương án phòng, chống đói rét, đỗ ngã và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm bảo vệ cây trồng.

Các cơ quan liên quan cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Địa chính-Xây dựng phối hợp Tài chính- Kế toán xã: Các công trình hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành công trình xây dựng trước mùa mưa bão, trường hợp các công trình không có khả năng hoàn thành cần thi công các hạng mục xung yếu.

- Các thôn có Hồ, Đập lập phương án PCLB các hồ đập đồng thời chuẩn bị các vật tư cần thiết như bao cát.., để xử lý các công trình nếu có sự cố.

- Trạm y tế xã có kế hoạch dự trữ thuốc, trang thiết bị phục vụ khám, điều trị cần thiết ở Trạm y tế, và phương án phòng chống dịch bệnh lây lan sau lũ, bố trí lực lượng y sĩ, bác sĩ trực 24/24 giờ để điều trị cho nhân dân.

- Công an, Quân sự xã đảm bảo an ninh trật tự tuyệt đối khi bão, lũ xảy ra. Chỉ đạo lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng công an viên, tổ chức đội xung kích sẵn sàng ứng cứu người và bảo vệ tài sản cho nhân dân.

- Các trường học xây dựng kế hoạch chỉ đạo giằng chống các trường học nhất là trường mầm non để bảo vệ an toàn cho các cháu, bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường; tham mưu cho UBND xã cho học sinh nghỉ học trong những ngày có thiên tai nguy hiểm.

- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội chữ thập đỏ, Lao động TBXH, Tài chính – Kế toán xã phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức tiếp nhận quản lý và phân phối hàng cứu trợ cho các gia đình bị nạn, các gia đình gặp khó khăn, hộ nghèo trong bão lũ.

- Đề nghị các ban ngành đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Cựu chiến binh xã, thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên của mình trong công tác PCLB&TKCN.

- Các thôn, cơ quan, đơn vị liên quan: Phải có phương án PCTT&TKCN của đơn vị mình, phân công cán bộ trực, không để tình trạng bão, lũ xảy ra không có người trực làm hư hỏng thiệt hại đến tài sản của đơn vị.

Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra.

Kế hoạch là cơ sở cho các ban ngành đề xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân chủ động ứng phó có hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có thiên tai xảy ra và một số nội dung yêu cầu thực hiện như sau:

 

Cơ quan chỉ huy thống nhất điều hành là Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã.

Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ).

Tích cực, chủ động phòng ngừa, thông báo, báo động sớm; thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo phương án linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.

Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra thì người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường (là Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã) được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu.

Trong trường hợp vượt quá khả năng của xã, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã báo cáo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của địa phương trên cơ sở chủ động tại chỗ từ thôn, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Đồng thời khắc phục khẩn trương, có hiệu quả sau thiên tai.

Khen thưởng tập thể công an xãKhen thưởng các các nhân có thành tích xuất sắc năm 2022

 

 

 

 

 

tntrung
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.451.542
Truy cập hiện tại 2.352